Phát ban đỏ không sốt là dấu hiệu bệnh gì? Nguy hiểm không? Chữa thế nào hiệu quả?

5/5 - (1 bình chọn)

Phát ban đỏ không sốt là dấu hiệu bệnh gì? Đây chắc hẳn là mối quan tâm chung của nhiều người bởi đột nhiên trên cơ thể bản thân hay các thành viên trong gia đình xuất hiện triệu chứng này sẽ khiến chúng ta không khỏi lo lắng. Liệu không biết là bệnh da liễu thông thường hay do các bệnh  lý nào khác gây ra. Một vài thông tin hữu ích về bệnh sau đây chúng ta đừng bỏ qua.

Phát ban đỏ không sốt là bệnh gì?
Phát ban đỏ không sốt là bệnh gì?

Phát ban đỏ không sốt là dấu hiệu bệnh gì?

Phát ban đỏ là dấu hiệu dễ thấy ở nhiều người, hầu hết bất cứ ai cũng đã từng mắc phải một lần trong đời bởi đây là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý khác nhau.

Triệu chứng phát ban đỏ trên da rất dễ nhiện biết bởi các chấm đỏ xuất hiện ở bất cứ vị trí nào thậm chí toàn thân. Có thể kèm theo tình trạng ngứa da, sốt hoặc không.

Thông thường bệnh sẽ tự thoái lui sau một vài ngày hoặc sau một tuần, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh kéo dài cần điều trị dứt điểm bằng các phương thuốc đặc trị.

Phổ biến, bệnh phát ban đỏ có thể là do sốt phát ban hoặc sốt xuất huyết gây ra. Nhưng phát ban đỏ không sốt thì sao? Nguyên nhân từ đâu gây ra dấu hiệu này? Điều trị ra sao Mời bạn đọc theo dõi

Rôm sảy

Rôm sảy có thể nói là biểu hiện hết sức quen thuộc rất dễ bắt gặp ở đối tượng là trẻ nhỏ. Dĩ nhiên người lớn cũng có thể mắc bệnh tuy nhiên không quá phổ biến.

Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy là do nóng trong người, thời tiết quá nóng, không khí oi bức… các vị trí dễ xuất hiện triệu chứng bệnh là vùng gáy, cổ, bẹn, đùi, nách hoặc bụng…

Cơ thể càng ra nhiều mồ hôi, chế độ ăn uống cay nóng, thời tiết nắng kéo dài sẽ dễ dẫn đến căn bệnh này. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa.

Để điều trị bệnh rôm sảy, cách đơn giản là tắm các loại lá thảo dược có tác dụng làm mát và trị các bệnh ngoài da tiêu biểu như lá khế, sài đất… Bên cạnh đó bệnh nhân cần giữ cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn gây tắc lỗ chân lông, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, uống nhiều nước… Một số loại cây cỏ thảo dược như lá rau má, lá diếp cá…có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể rất tốt. Bệnh nhân nên bổ sung mỗi tuần.

Dị ứng nổi mề đay

Dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay với biểu hiện phát ban đỏ, nổi mẩn đỏ trên da không sốt là biểu hiện vô cùng dễ gặp ở nhiều người.

Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do dị ứng, viêm da tiếp xúc, cơ địa dị ứng bẩm sinh, do yếu tố thời tiết, môi trường hoặc do các dị nguyên như lông động vật, hóa chất độc hại…

Người bị dị ứng sẽ xuất hiện các biểu hiện như: Nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa thành từng mảng, ngứa ngáy vô cùng buộc phải gãi từ đó gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần, sức khỏe, công việc và cuộc sống.

Triệu chứng bệnh thường tự biến mất sau khoảng vài giờ, vài ngày hoặc một số trường hợp mãn tính sẽ kéo dài nhiều tuần. Người bệnh cần phát hiện bệnh sớm và chủ động điều trị bằng cách đến chuyên khoa da liễu tại bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để được kiểm tra. Dựa vào tình trạng bệnh trực tiếp, bác sĩ sẽ kê đơn sao cho phù hợp.

Mẩn ngứa nổi mề đay là bệnh lý phổ biến gây triệu chứng phát ban đỏ ngoài da
Mẩn ngứa nổi mề đay là bệnh lý phổ biến gây triệu chứng phát ban đỏ ngoài da

Hăm da

Hăm da cũng là một trong những bệnh lý gây phát ban đỏ không sốt dễ gặp ở trẻ em, một số trường hợp người lớn cũng có thể mắc bệnh.

Lý do hình thành bệnh lý này là do mặc quần áo còn ẩm ướt, nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao… Ngoài biểu hiện phát ban đỏ còn xuất hiện các nốt mụn nước kèm ngứa ngáy… Chỉ cần giữ vị trí bị hăm da khô thoáng, có thể bôi thêm kem hăm hoặc rửa lại vùng da này bằng lá trà xanh hàng ngày, tình trạng bệnh sẽ biến mất sau vài ngày.

Lupus ban đỏ

Đây là bệnh lý tự miễn, bệnh hình thành là do hệ miễn dịch của cơ thể chống lại chính các cơ quan trong cơ thể đó. Cho đến nay, căn bệnh này vẫn chưa có phương thuốc đặc trị.

Theo một khảo sát, thống kê cho thấy, tỉ lệ người bệnh bị lupus ban đỏ ở phụ nữ chiếm đến 90%, còn lại là nam giới và độ tuổi dễ bị bệnh là từ 15-50 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh là do di truyền, nhiễm khuẩn, do bệnh nội tiết với các biểu hiện mẩn đỏ hồng ban trên da, đau nhức các khớp, có vấn đề về hô hấp, khó thở…Đây là bệnh lý nguy hiểm do đó người mắc cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn về cách phòng ngừa cũng như kiểm soát để tránh nguy hiểm.

Tạng gan suy yếu

Gan là cơ quan chuyển hóa của cơ thể, đây được ví như nhà máy thải độc, giải độc máu, chuyển hóa dinh dưỡng… Vì đây là cơ quan hết sức quan trọng và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng do đó nếu bản thân chúng ta không biết cách bảo vệ, tạng gan có thể bị tổn thương từ đó hình thành các triệu chứng như phát ban đỏ mẩn ngứa ngoài da, da bị ngứa ngáy khó chịu, nước tiểu màu vàng đậm, da vàng,…

Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị sớm, tránh tình trạng chủ quan để lâu bởi bệnh có thể tiến triển nặng kéo đến suy gan, xơ gan, ưng thư gan, hết sức nguy hiểm.

Bệnh lý khác

Ngoài các bệnh lý phổ biến dẫn đến biểu hiện phát ban đỏ không sốt mà chúng ta vừa liệt kê ở trên. Một số bệnh khác cũng có thể gây ra dấu hiệu này như viêm mao mạch dị ứng, chàm, giãn mao mạch… Người bệnh vẫn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác.

Người bệnh nên đến bệnh viện khám sớm để được chẩn đoán bệnh kịp thời
Người bệnh nên đến bệnh viện khám sớm để được chẩn đoán bệnh kịp thời

Phát ban đỏ không sốt có nguy hiểm không?

Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, đó là lý do vì sao chúng tôi khuyên người bệnh cần thăm khám sớm.

  • Trong trường hợp nguyên nhân gây phát ban đỏ không sốt là do các bệnh lý thông thường như rôm sảy, dị ứng mề đay bình thường thì bệnh hoàn toàn sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Dĩ nhiên trường hợp tái phát nhiều lần sẽ cần hết sức lưu ý bởi cơn ngứa hành hạ bạn ngày đêm, tác động tiêu cực đến tinh thần, cuộc sống, công việc, có thể gây mất ăn mất ngủ, suy nhược cơ thể…
  • Còn trường hợp gây bệnh là do suy gan, xơ gan hoặc do bệnh lupus ban đỏ… chúng ta cần được điều trị, kiểm soát kịp thời để ngăn ngừa tình huống xấu xảy ra.
  • Bạn cần tìm đến gặp bác sĩ trong trường hợp sau:
  • Phát ban đỏ không sốt nhưng tình trạng này kéo dài nhiều tuần.
  • Triệu chứng xuất hiện rồi biến mất rồi lại xuất hiện, lặp đi lặp lại
  • Phát ban kèm ngứa, nổi mủ trên da, nhiễm trùng
  • Phát ban kèm các triệu chứng đau nhức xương khớp đặc biệt ở vị trí ổ khớp, khó thở, đau tim, buồn nôn…

Cách điều trị bệnh phát ban đỏ không sốt

Tùy thuộc vào bệnh lý gây ra hiện tượng phát ban đỏ không sốt mà chúng ta sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên với các bệnh lý ngoài da thông thường như dị ứng, rôm sảy, mề đay, mẩn ngứa… chúng ta sẽ có một vài mẹo xử lý vô cùng hiệu quả sau đây. Người bệnh đừng bỏ qua:

Sử dụng thuốc đặc trị

Một số loại thuốc tây y giúp giảm cơn ngứa, chấm dứt triệu chứng bệnh phát ban đỏ không sốt do dị ứng, rôm sảy, mề đay gây ra bạn có thể tham khảo bao gồm:

Nhóm thuốc kháng histamin: ethylendiamin, piperazine, alkylamin… tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh tuy nhiên các trường hợp như mẹ sau sinh, mang thai, trẻ nhỏ không được sử dụng nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc bôi: Một số loại thuốc bôi ngoài da dạng kem steroid sẽ giúp giảm cơn ngứa, giảm mẩn đỏ ngay lập tức như Hidem Cream; Fucicort Cream, Fluocinolone acetonide ointment, Locoid cream…bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên vết mẩn đỏ, ngứa để thấy kết quả mang lại. Chú ý không lạm dụng bởi thành phần thuốc có chứa các hoạt chất gây phản ứng phụ ảnh hưởng không tốt đến làn da và sức khỏe.

Một số phương pháp chữa bệnh phát ban đỏ
Một số phương pháp chữa bệnh phát ban đỏ

Áp dụng biện pháp dân gian

Một số biện pháp dân gian với thành phần thảo dược lành tính giúp giải quyết triệu chứng phát ban đỏ không sốt bao gồm:

Tắm lá thảo dược: Lá trầu không, chè xanh, sài đất, lá khế, kinh giới… có tác dụng làm mát da, giảm cơn ngứa rất hiệu quả. Trẻ em hay người lớn đều có thể áp dụng khi bị mẩn ngứa.

Bài thuốc đắp: Bên cạnh việc tắm thảo dược, một số bài thuốc đắp bạn cũng có thể áp dụng đồng thời như đắp gel nha đam nên vị trí nóng đỏ mẩn ngứa, đắp lá khế giã nhỏ …

Bài thuốc uống: Bổ sung thêm các loại nước lá thảo dược giúp điều trị bệnh dị ứng mề đay từ bên trong, thanh nhiệt giải độc, làm mát gan bao gồm: Uống nước lá bồ công anh, nước ép rau má, nước lá diếp cá…

Sử dụng bài thuốc đặc trị từ thiên nhiên

Bài thuốc nổi tiếng giúp giải quyết dứt điểm bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng, nổi mẩn đỏ được nhiều người bệnh chia sẻ là bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của nhà thuốc nam gia truyên Đỗ Minh Đường.

Phương thuốc này được bào chế từ các loại thảo dược nước nam quen thuộc, thay vì 1 thang thuốc, mề đay Đỗ Minh là sự kết hợp của đồng thời 3 bài thuốc nhỏ vừa giúp đặc trị mề đay, vừa giúp giải độc gan thận, phục hồi tạng phủ từ đó mang lại kết quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.

Hơn nữa bài thuốc này còn có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, sau sinh và cả trẻ nhỏ bởi đặc tính vô cùng an toàn được giám đốc nhà thuốc cam kết.

Nhiều bệnh nhân mề đay, mẩn đỏ cả chục năm không khỏi, sau khi dùng 2-4 tháng mề đay Đỗ Minh bệnh đã thoái lui.

Xem thêm video người bệnh chia sẻ về hành trình điều trị mề đay, dị ứng, mẩn ngứa tại Đỗ Minh Đường

Nếu có thêm thắc mắc về bệnh cũng như bài thuốc Mề đay Đỗ Minh, bạn đọc hãy liên hệ trực tiếp với nhà thuốc để được tư vấn

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về triệu chứng phát ban đỏ không sốt và cách điều trị. Hy vọng người bệnh đã có thêm cho mình những kiến thức để phòng ngừa và giải quyết triệt để. Hãy đến gặp bác sĩ sớm để nhận được lời khuyên cũng như chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bản thân.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Chữa Thế Nào [Xem Ngay]

Mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến có thể mắc ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì là bệnh da liễu nên không ít người thắc mắc không rõ căn bệnh nổi...

Các bài thuốc nam chữa mề đay mãn tính bạn không nên bỏ qua [XEM NGAY]

Mề đay được chia làm 2 giai đoạn cấp và mãn tính. Trong giai đoạn mề đay cấp tính, nhiều người sẽ bỏ qua mà không cần điều trị hoặc sẽ áp dụng các mẹo...

TOP cách trị mề đay dân gian đơn giản tại nhà hiệu quả, an toàn

Từ xa xưa khi tây y chưa du nhập vào Việt Nam, ông cha ta đã biết cách sử dụng các bài thuốc dân gian, các vị thuốc nam trong vườn nhà để điều trị...

Chị Thu Uyên bị nổi mề đay mãn tính lâu năm, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống
[Góc Chia Sẻ] Chị Thu Uyên Thoát Khỏi Mề Đay Mãn Tính Nhờ Bài Thuốc Thảo Dược 150 Năm

Bệnh mề đay mẩn ngứa gây ra rất nhiều phiền toái khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng đến đời sống và tâm lý. Làm thế nào để trị bệnh dứt điểm đặc...