Nổi mề đay khắp người – nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả nhất [XEM NGAY]
Bạn đang khỏe mạnh bình thường bỗng một ngày đẹp trời phát hiện khắp người nổi đầy nốt mẩn đó kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Bạn lo lắng không biết nguyên nhân gây bệnh là gì và làm thế nào để làn da trở lại như ban đầu? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Nổi mề đay khắp người – nguyên nhân là gì?
Bệnh mề đay đặc trưng với những triệu chứng sẩn phù, ngứa ngáy khó chịu, các nốt này chỉ xuất hiện vài tiếng rồi biến mất nhưng bệnh có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần khiến người mắc vô cùng khó chịu bởi những cơn ngứa ngáy toàn thân.
Những nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị nổi mề đay khắp người bao gồm:
Dị ứng thời tiết
Thời điểm giao mùa nóng lạnh, hoặc vào chiều tối, ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, một số người cơ thể nhạy cảm chưa kịp thích ứng, kèm theo sức đề kháng vốn yếu ớt sẽ dẫn tới hiện tượng nổi mề đay.
Dị ứng thuốc
Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh sẽ gây ra tác dụng phụ là nổi mề đay. Tốt nhất hãy lưu ý đọc kỹ thành phần thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng để xem cơ thể có dị ứng với thành phần nào hay không.
Nổi mề đay khắp người do dị ứng thực phẩm
Các loại cá biển lớn chứa nhiều thủy ngân hay hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ghe… khi ăn một lượng lớn sẽ kích thích cơ thể giải phóng các histamin cũng có thể là yếu tố dẫn tới ngứa ngáy, nổi mề đay.
Di truyền
Ngứa nổi mề đay khắp người không lây lan từ người này sang người khác nhưng bệnh lại có thể di truyền. Theo một thống kê thì nếu trong gia đình có người thân cùng huyết thống mắc bệnh này thì nguy cơ bản thân bị nổi mề đay sẽ cao gấp 2 lần người bình thường.
Môi trường
Nguồn nước bẩn, không khí ô nhiễm, khói bụi, khí thải ở các khu công nghiệp… chứa rất nhiều virus, vi khuẩn có thể thâm nhập làm hại làn da của bạn bất cứ lúc nào. Nếu da không được che chắn cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ là tiền đề dẫn tới viêm nhiễm, lâu dần hình thành các cơn ngứa ngáy tại một vùng da nhất định.
Nguyên nhân khác
Côn trùng đốt, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh có những thay đổi về nội tiết tố…cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nổi mề đay mà bạn cần lưu ý.
Ngứa nổi mề đay toàn thân có nguy hiểm không? Chữa khỏi hoàn toàn được không?
Nổi mề đay khắp người tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm tính mạng song lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, một số trường hợp nổi mề đay mãn tính nặng, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng như:
- Dây thanh quản bị co thắt dẫn tới khó thở
- Gãi nhiều gây nhiễm trùng, viêm da
- Tụt huyết áp, cơ thể suy nhược, mất ngủ do cơn ngứa thường kéo đến vào ban đêm
- Sốc phản vệ
Về thắc mắc bệnh nổi mề đay có thể chữa khỏi dứt điểm được hay không thì còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu đó là những tác động từ bên ngoài thì bạn chỉ cần tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, mề đay sẽ biến mất. Không được để bệnh tái phát dai dẳng nhiều lần việc chữa trị sẽ tốn thêm nhiều thời gian và tiền bạc hơn.
Nếu bạn bị nổi mề đay khắp người kèm theo bất kỳ triệu chứng nào dưới đây hãy tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức:
- Cơn ngứa không thuyên giảm mà ngày càng tăng, ngứa nhiều vào ban đêm gây mất ngủ
- Các nốt mẩn đỏ tạo thành mảng sần phù lan rộng ra
- Xuất hiện thêm mụn nhọt, có bọng nước, mủ bên trong rất dễ vỡ
- Sốt cao
Với kinh nghiệm chuyên môn của mình bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh thông qua quan sát lâm sàng, soi da, test da để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Những mẹo nhỏ sau đây tuy đơn giản nhưng sẽ giúp người bệnh giảm nhanh những triệu chứng khó chịu bạn có thể tham khảo:
- Hạn chế tối đa việc gãi ngứa bởi càng gãi càng ngứa nhiều. Bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm thoa một lớp mỏng để giảm khó chịu.
- Nếu muốn chườm lạnh để giảm ngứa thì hãy để đá vào lớp vải xô mỏng, không nên chườm trực tiếp đá lên da sẽ khiến da tổn thương nặng hơn.
- Ánh sáng mặt trời, không khí, khói bụi bẩn sẽ làm nổi mề đay nặng hơn bạn không nên tiếp xúc. Hãy che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài.
- Để ý hơn đến thành phần của các loại mỹ phẩm bạn đang dùng, loại trừ những sản phẩm quá nhiều chất tẩy rửa hoặc dễ gây kích ứng da.
- Những bài thuốc dân gian như tắm nước lá khế chua, lá trà xanh, lá tía tô… có thể làm giảm triệu chứng bệnh khi nổi mề đay mới xuất hiện tuy nhiên bạn cần kiên trì thực hiện.
- Các loại thuốc tây y như kháng histamin H1, thuốc Corticosteroid hoặc thuốc kháng thể đơn dòng Omalizumab … có thể dùng để điều trị nổi mề đay nhưng bạn không nên tự ý mua về sử dụng mà cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Cuối cùng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng nổi mề đay khắp người hãy để lại câu hỏi bên dưới. Các chuyên viên của nhà thuốc sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
XEM THÊM
Bằng bài thuốc BÍ TRUYỀN 3 thế kỷ
- Sử dụng thảo dược SẠCH HỮU CƠ
- An toàn tuyệt đối
- Tiết kiệm thời gian sử dụng
- Thăm khám, tư vấn miễn phí
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!