Bệnh nổi mề đay có được tắm không? Xem ngay câu trả lời

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh nổi mề đay có được tắm không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người bởi dám chắc bạn đã từng nghe rất nhiều thông tin truyền miệng cho rằng bị dị ứng nổi mề đay cần kiêng nước kiêng gió. Tuy nhiên sự thật thì sao? Xin mời bạn đọc theo dõi câu trả lời sau đây.

Người bệnh nổi mề đay có được tắm không? Đi tìm câu trả lời
Người bệnh nổi mề đay có được tắm không? Đi tìm câu trả lời

Bệnh nổi mề đay có được tắm không?

Từ xa xưa, ông cha ta vẫn quan niệm rằng khi mắc căn bệnh da liễu dị ứng nổi mề đay cần kiêng tắm tuyệt đối. Bởi việc tắm sẽ khiến bệnh nặng hơn và lâu khỏi hơn. Cái suy nghĩ, quan niệm này đã ăn sâu vào tâm trí người dân ta, vì vậy không ít người phân vân, thắc mắc không biết điều này là đúng hay sai.

Theo chia sẻ của nhiều bác sĩ da liễu cho hay, việc kiêng tắm khi bị nổi mề đay là điều hoàn toàn sai lầm. Sở dĩ ngày xưa ông bà ta khuyên mọi người không nên tắm là do trước đây cơ sở vật chất còn nghèo nàn, nhà tranh vách đất, nơi tắm thường ở ngoài trời mùa đông thì lạnh mùa hè thì gió to. Việc tắm ngoài trời đặc biệt trong mùa lạnh sẽ không tốt đối với những người bị mề đay do dị ứng thời tiết, dị ứng với nhiệt độ lạnh. Từ đó sinh ra quan niệm trên.

Còn ngày nay khi đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhà ai cũng có nhà tắm riêng, kín gió vì vậy việc kiêng tắm không còn hợp thời.

Ngược lại việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm mỗi ngày nhất là trong mùa hè là điều vô cùng cần thiết. Mùa hè cơ thể vận động nhiều sinh ra mồ hôi, nếu không được tắm bụi bẩn sẽ bít lỗ chân lông điều này khiến tình trạng dị ứng mề đay sẽ nghiêm trọng hơn. Do đó việc làm sạch cơ thể mỗi ngày, giải thoát sự bít tắc của lỗ chân lông để bụi bẩn mồ hôi thoát ra ngoài sẽ tạo điều kiện cho bệnh nhanh khỏi. Vì vậy với câu hỏi bệnh nổi mề đay có được tắm không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên một vài lưu ý khi tắm sau đây mọi người cũng cần nắm được.

nổi mề đay mẩn ngứa

Lưu ý khi tắm với bệnh nhân dị ứng nổi mề đay

Việc tắm là hoàn toàn cần thiết với bất cứ ai đặc biệt là bệnh nhân nổi mề đay, nhưng những lời khuyên dưới đây bạn hãy thực hiện đúng để hỗ trợ việc điều trị bệnh được tốt hơn:

  • Nên tắm nơi kín gió
  • Tắm nhanh, nên tắm bằng nước ấm trừ trường hợp bị nổi mề đay do thời tiết nóng
  • Tuyệt đối không chà xát mạnh vùng da, không gãi khi tắm để ngăn ngừa tình trạng trầy xước da, chảy máu, bội nhiễm
  • Bạn không nên tắm quá lâu, không ngâm trong bồn hơn 20 phút bởi thời gian tắm lâu sẽ khiến da bị khô, mất đi độ ẩm tự nhiên từ đó khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Tuyệt đối không tắm nước quá nóng bởi đây cũng là nguyên nhân gây khô da, da càng khô cơn ngứa sẽ dữ dội hơn
  • Cân nhắc khi sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng da như sữa tắm hay dưỡng thể. Nếu có thể hãy ngừng sử dụng khi bệnh tái phát hoặc lựa chọn loại sản phẩm thiên nhiên, an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn.
  • Khi tắm xong nên lau khô người bằng khăn bông mềm, có thể lựa chọn khăn sợi tre. Sau đó mặc quần áo thoáng mát

Bị nổi mề đay nên tắm lá gì?

Với bệnh nhân nổi mề đay, thay vì dùng thuốc tây người bệnh hãy tham khảo một vài loại lá thảo dược dùng để tắm. Triệu chứng ngứa ngáy sẽ phần nào được đẩy lùi chỉ sau 2-3 ngày thực hiện, vừa an toàn, không tác dụng phụ, không tốn kém mà cách này lại có thể áp dụng cho hầu hết các đối tượng kể cả trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai và sau sinh.

Một số loại lá tắm điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa tại nhà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Lá khế chua chữa mề đay

Lá khế chua được coi là thảo dược nổi tiếng giúp điều trị căn bệnh nổi mẩn ngứa mề đay. Chỉ cần vặt một nắm lá khế chua cả lá cả cành, rửa sạch rồi đun sôi trong nồi nước khoảng 5 phút. Đợi nước này nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh cho đủ ấm để tắm, cơn ngứa sẽ giảm ngay chỉ sau vài ngày áp dụng.

Trẻ nhỏ thậm chí trẻ sơ sinh cũng có thể áp dụng cách này mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào. Ngoài bệnh nổi mề đay, dị ứng, tắm lá khế chua cũng hỗ trợ trị bệnh vảy nến hay viêm da cơ địa rất tốt.

Các loại thảo dược như lá khế, trà xanh, lá đơn đỏ, tía tô...đều có tác dụng giảm ngứa do mề đay
Các loại thảo dược như lá khế, trà xanh, lá đơn đỏ, tía tô…đều có tác dụng giảm ngứa do mề đay
  • Tắm lá trầu không trị mề đay

Ngoài lá khế chua bạn có thể lựa chọn lá trầu không, đây đều là những dược liệu dễ kiếm, rẻ tiền và hiệu quả không phải bàn cãi. Lá trầu không nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn phát triển đồng thời còn giúp làm lành vết thương ngoài da rất tốt.

Tương tự như trên, bạn rửa sạch lá trầu không rồi đun nước tắm như bình thường, mỗi ngày tắm 1 lần, liên tục 5-7 ngày đến khi bệnh hết hẳn.

Ngoài 2 loại lá trên bạn có thể cân nhắc sử dụng lá chè xanh, lá đơn đỏ, chườm nha đam, tắm lá tía tô… tất cả các thảo dược này đều giúp điều trị bệnh mề đay hữu hiệu. Tùy vào việc gia đình có loại lá nào bạn sẽ tận dụng.

Bên trên là câu trả lời cho câu hỏi bệnh nổi mề đay có được tắm không? Tắm như thế nào và tắm loại lá gì tốt? Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức điều trị và phòng ngừa bệnh. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Cơn ngứa

Bằng bài thuốc BÍ TRUYỀN 3 thế kỷ

  • Sử dụng thảo dược SẠCH HỮU CƠ
  • An toàn tuyệt đối
  • Tiết kiệm thời gian sử dụng
  • Thăm khám, tư vấn miễn phí
0963 302 349 0938 449 768
Bài thuốc mề đay Đỗ Minh giúp hàng ngàn người thoát khỏi dị ứng, mề đay mẩn ngứa
Mề Đay Đỗ Minh – Bài thuốc gia truyền giúp hàng ngàn người thoát dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, không tái phát

Hơn 150 năm qua, bài thuốc nam gia truyền chữa nổi mề đay dòng họ Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi ngứa ngáy khó chịu trong đó có cả những mẹ...

Mẹ nổi mề đay có nên cho con bú không
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? [Chuyên gia giải đáp A-Z]

Khi bị nổi mề đay sau sinh, hầu hết chị em đều thắc mắc liệu mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Giải pháp khắc phục tình trạng này một cách...

Mề đay cholinergic và những thông tin không thể bỏ qua

Bệnh mề đay mẩn ngứa có nhiều dạng biến thể, trong đó có bệnh mề đay cholinergic. Bệnh này có các triệu chứng giống với bệnh mề đay thông thường, nhưng thường khởi phát khi...

Bác sĩ mách top các cách chữa mẩn ngứa khắp người an toàn, hiệu quả, phù hợp nhiều đối tượng

Mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay là tình trạng dễ gặp ở bất cứ ai. Cơn ngứa khiến bạn muốn gãi mà chớ trêu thay, càng gãi lại càng ngứa. Vậy phải làm sao?...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?