Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Nổi mẩn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp, nhất là trong bối cảnh môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường hiện nay. Vậy trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do đâu? Triệu chứng nhận biết ra sao và cách khắc phục hiệu quả, an toàn là gì? Tham khảo ngay bài viết bên dưới để giải đáp được những thắc mắc trên.

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe ở trẻ sơ sinh cũng thường khiến cha mẹ lo lắng. Trong đó bao gồm hiện tượng nổi mẩn đỏ, triệu chứng phổ biến có thể gặp ở bất kỳ em bé sơ sinh nào.

Muốn biết cách khắc phục hiện tượng này, cha mẹ cần xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia về da liễu, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý về da liễu. Nguyên nhân gây bệnh có thể do cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch yếu, di truyền, thời tiết,…

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Cụ thể, nổi mẩn đỏ có thể cho thấy bé đang mắc phải một trong số những căn bệnh sau:

Nổi mề đay, dị ứng da

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến thường gặp hiện nay gồm: Dị ứng thời tiết, thức ăn, phấn hoa, lông động vật, sữa,…

Triệu chứng thường gặp lúc này là tình trạng da bị nổi ban đỏ, ngứa ngáy, căng cứng… Bé có thể kèm theo biểu hiện như bỏ ăn, quấy khóc, sốt nhẹ hoặc sốt cao…

Nhiễm độc dẫn đến phát ban

Khi trẻ bị nhiễm độc, cơ thể cũng có thể phản ứng lại và thể hiện qua biểu hiện da bị nổi mẩn đỏ. Thông thường, bé có thể tự hồi phục lại nếu tình trạng nhiễm độc không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bé bị nổi mẩn đỏ kèm triệu chứng khác như: Đau bụng, nôn trớ, quấy khóc thì cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Rôm sảy gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng. Bé bị đổ mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài được, điều này khiến vi khuẩn phát triển ở các nang lông. Bên cạnh đó, bụi bẩn, tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành nên rôm sảy. 

Hiện tượng này thường khiến bé cảm thấy ngứa, khó chịu và quấy khóc. 

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể do rôm sảy
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể do rôm sảy

Hăm da gây nổi mẩn đỏ

Trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị hăm da tại các vùng da có nếp gấp như bẹn, mông,… Hiện tượng này thường gặp ở các bé mặc tã, bỉm quá lâu hoặc không được vệ sinh cơ thể đúng cách. Điều này khiến phân, nước tiểu, vi khuẩn ứ đọng gây viêm nhiễm, từ đó làm đỏ da, nổi mẩn đỏ. 

Chàm sữa (Hay còn gọi là Eczema)

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể do bệnh chàm sữa gây ra. Đây là bệnh lý viêm da mãn tính khó điều trị và gây nhiều triệu chứng khó chịu. Chàm sữa khiến da bé bị mẩn ngứa, khô, bong tróc,… Nếu không khắc phục kịp thời thì bé có thể gặp phải một số biến chứng như tiến triển thành mãn tính, bội nhiễm,…

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh do viêm da tiết bã

Theo các chuyên gia y tế, có đến 95% trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã (viêm da dầu). Tình trạng này dễ gây ra hiện tượng da bị mẩn đỏ, bong vảy, ngứa ngáy khó chịu. 

Nguyên nhân của hiện tượng này là do nấm men hoạt động trên da. Cùng với đó tuyến bã nhờn bị rối loạn, gây ra hiện tượng viêm da. Nếu không được xử lý kịp thời, bé có thể bị bội nhiễm. 

Viêm da tiết bã gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể do những nguyên nhân khác như: Dị ứng với thức ăn, lông động vật, dị ứng thuốc, côn trùng đốt…

Hiện tượng này không chỉ khiến làn da bé bị mẩn đỏ ngứa ngáy, mà còn tạo cảm giác châm chích, có thể kèm sốt, từ đó khiến bé quấy khóc, kém ăn… Vì vậy, cha mẹ nên sớm cho bé đi thăm khám, xử lý bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, thông thường, hiện tượng nổi mẩn đỏ không quá nguy hiểm. Tình trạng này thường gây ngứa da, châm chích khiến bé khó chịu, quấy khóc.

Bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày, tuy nhiên, bệnh cũng có thể tiến triển thành mãn tính nếu xử lý sai cách. Đồng thời, vì da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên bé cũng dễ gặp phải những biến chứng nếu không được điều trị bệnh kịp thời, cụ thể như:

  • Bội nhiễm da khiến bé bị sốt, quấy khóc, bỏ ăn, cần được xử lý để tránh nhiễm trùng huyết.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao: ở trẻ sơ sinh, nếu sốt không được xử lý có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như co giật, suy hô hấp nguy hiểm đến tính mạng.
  • Sụt cân, ngủ ít: Giấc ngủ và chuyện ăn uống ở trẻ rất quan trọng, quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển thể chất và trí não của bé. Tuy nhiên, da mẩn đỏ, mề đay và ngứa ngáy sẽ khiến bé quấy khóc, bỏ ăn, ngủ ít, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nổi mẩn đỏ không xử lý đúng cách có thể gây bội nhiễm
Nổi mẩn đỏ không xử lý đúng cách có thể gây bội nhiễm

Từ những lý do trên, cha mẹ cần cho bé đi khám và xử lý bệnh càng sớm càng tốt. Tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé sau này. 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ, mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh hầu hết đều bú sữa mẹ, vì vậy khi trẻ bị nổi mẩn đỏ, mẹ cũng nên xem lại chế độ ăn uống của mình để giúp con hỗ trợ trị bệnh nhanh khỏi hơn.

Trong một số trường hợp, khi mẹ ăn một số loại thực phẩm, dưỡng chất có thể được hấp thụ qua sữa mẹ đi vào cơ thể bé. Nếu bé bị dị ứng với những hoạt chất đó thì có thể xảy ra phản ứng dị ứng, nổi mẩn đỏ.

Ngược lại, nếu trẻ đang bị nổi mẩn đỏ, mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé tăng sức đề kháng, hỗ trợ giải độc, từ đó cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Vậy mẹ bỉm sữa nên làm gì khi thấy hiện tượng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh? Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia:

  • Mẹ nên ăn thực phẩm giàu protein như ức gà, thịt bò,… để giúp bé tăng hấp thụ protein
  • Ăn nhiều trái cây giàu vitamin để tăng đề kháng cho cả mẹ và bé.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo nguồn nước dồi dào cho con.
  • Kiêng ăn các loại thịt cá, nhộng, tôm cua vì đây là thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Không nên ăn thực phẩm khó tiêu như trứng cá, dưa muối… Không sử dụng các chất kích thích như cafe, bia rượu…
  • Không sử dụng các thực phẩm có nhiều thủy ngân vì thành phần này có thể làm tăng phản ứng dị ứng gây mẩn đỏ. 
  • Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.
  • Vệ sinh sạch sẽ chăn màn, quần áo, nơi ở để tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Thay tã bỉm, quần áo cho bé thường xuyên
  • Tránh cho bé tiếp xúc với những yếu tố dễ gây dị ứng như động vật, phấn hoa,…

Cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Trong trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ do rôm sảy, hăm da, nổi mề đay thể nhẹ và cấp tính. Bệnh có thể tự hết khi được vệ sinh và chăm sóc da đúng cách. Tuy nhiên, nếu bệnh có dấu hiệu không thuyên giảm hoặc nặng hơn, bé cần được đưa đi khám bác sĩ và điều trị bằng các biện pháp chuyên khoa.

Việc điều trị mẩn ngứa cho bé còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cha mẹ không nên tự ý áp dụng các biện pháp trị bệnh mà cần đưa bé đi thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín.

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay:

Chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian

Có nhiều mẹo dân gian được sử dụng chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Biện pháp này chủ yếu sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên nên an toàn, lành tính với bé. 

Nếu có con đang bị nổi mẩn đỏ, ngứa da, cha mẹ có thể tham khảo những cách sau:

  • Dùng lá khế: Lá khế rửa sạch, để ráo nước rồi đem rang cho héo sau đó giã nát. Dùng lá khế này đắp lên vùng da trẻ bị nổi mẩn đỏ trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa sạch với nước ấm. 
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun cùng nước sôi, dùng nước này tắm cho trẻ tình trạng mẩn ngứa sẽ thuyên giảm dần.
  • Dùng mướp đắng trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh: Mướp đắng rửa sạch, thái thành từng lát mỏng rồi cho vào nồi nước đun sôi nhỏ lửa. Dùng nước mướp đắng tắm cho bé hàng ngày sẽ làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ.
  • Dùng nha đam: Nha đam rửa sạch, tách bỏ vỏ xanh, giữ lấy phần gel  trong. Dùng gel nha đam đắp lên vùng da nổi mẩn khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. 
Trị nổi mẩn đỏ tại nhà bằng mẹo dân gian
Trị nổi mẩn đỏ tại nhà bằng mẹo dân gian

Điều trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây trị nổi mề đay sau sinh cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh vốn nhạy cảm, dễ phản ứng với những dược chất đưa vào cơ thể. Nếu dùng thuốc sai cách, bé có thể bị ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.

Vì vậy, mẹ nên cho bé đi khám tại các địa chỉ uy tín và dùng thuốc theo sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện biểu hiện lạ ở bé thì mẹ nên dừng thuốc ngay và đưa bé tái khám để được xử lý kịp thời. 

Một số nhóm thuốc Tây thường được dùng trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh gồm:

  • Thuốc bôi ngoài da
  • Kem dưỡng da, làm dịu da, giảm kích ứng
  • Thuốc kháng Histamin H1
  • Thuốc kháng sinh, kháng viêm

Trị nổi mẩn đỏ cho trẻ sơ sinh bằng thuốc Đông y

Song song với 2 phương pháp trên, sử dụng thuốc Đông y trị nổi mẩn đỏ cho bé cũng là biện pháp được khuyên dùng.

Nếu như thuốc Tây y cần thận trọng và có thể gây ra các tác dụng phụ cho bé, không sử dụng được trong thời gian dài thì thuốc Đông y lại có ưu điểm an toàn, lành tính, hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là đối tượng cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc. Vì vậy, dù là thuốc Đông hay Tây y thì cha mẹ cũng nên cho bé thăm khám tại những cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh sau đây:

Bài thuốc trị ngứa da, nổi mẩn đỏ Đỗ Minh Đường

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường với lịch sử 150 năm thành lập và phát triển, đã xây dựng, phát triển thành công bài thuốc trị nổi mẩn đỏ, ngứa da cho cả người lớn và trẻ nhỏ. 

Tùy theo tình trạng bệnh và đối tượng mắc bệnh, bác sĩ của nhà thuốc sẽ gia giảm liều dùng phù hợp. Đặc biệt, nhờ sử dụng 100% dược liệu là thuốc Nam nên bài thuốc rất an toàn, lành tính, hiệu quả, ngay cả với trẻ sơ sinh.

Liệu trình điều trị nổi mẩn đỏ của Đỗ Minh Đường sở dĩ hiệu quả bởi nhà thuốc kết hợp cả 3 bài thuốc độc đáo sau:

  • Bài thuốc đặc trị mề đay, mẩn đỏ
  • Bài thuốc bổ thận giải độc
  • Bài thuốc bổ gan dưỡng huyết

Được biết, bài thuốc này đã được ứng dụng trị bệnh thành công cho hàng ngàn người, trong đó có cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nhiều người bệnh sau khi sử dụng thuốc đã dành cho nhà thuốc nhiều lời khen, đánh giá tích cực.

Trên đây là thông tin chi tiết về nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên tìm hiểu chi tiết để biết cách xử lý đúng cách, giúp bé nhanh khỏi bệnh và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi Mẩn Đỏ Trên Đầu Ở Trẻ Em Do Đâu? Nguy Hiểm Không?[XEM NGAY]

Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh… chỉ cần có một hiện tượng lạ đều khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Với tình trạng nổi mẩn đỏ trên đầu...

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt không hiếm gặp và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều khiến bé khó chịu, quấy khóc. Những nguyên nhân gây...

Bé Nổi Mẩn Đỏ Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Bé nổi mẩn đỏ trên da là tình trạng thường gặp nhưng lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Liệu tình trạng nổi mẩn đỏ này có nguy hiểm? Làm thế nào để...

Sốt phát ban khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, mặt
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt và lời khuyên hữu ích dành cho các cha mẹ [Đừng Bỏ Qua]

Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là hiện tượng có thể nói là bình thường, dễ gặp, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng có kiến thức đầy đủ về triệu chứng...