Bé nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý kịp thời
Đột nhiên bé nổi mẩn đỏ khiến bạn hết sức lo lắng. Vết mẩn có thể nổi ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể thậm chí toàn thân. Một số trường hợp sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khác như sốt hoặc ngứa, nhưng cũng có những trường hợp không có dấu hiệu gì kèm theo. Vậy bệnh nổi mẩn đỏ ở trẻ có nguy hiểm không? Có cách nào xử lý được an toàn mà hiệu quả? Mời bạn đọc theo dõi ngay sau đây.
Bé nổi mẩn đỏ, nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ rất phổ biến, có thể là do sốt, do virus vi khuẩn, do dị ứng nổi mề đay… Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng tham khảo các lý do chính gây bệnh sau đây để từ đó có phương án xử lý sao cho phù hợp kịp thời.
Do nhiễm virus, vi khuẩn
Trẻ con đặc biệt là trẻ nhỏ trong độ tuổi 1-2 tuổi, sức đề kháng kém vì vậy rất dễ nhiễm bệnh nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Việc bé bị nhiễm virus vi khuẩn có thể nói là chuyện bình thường từ đó gây ra các triệu chứng như nổi mẩn đỏ khắp người, có thể kèm sốt hoặc không… Tuy nhiên đa phần trẻ nhỏ sẽ bị sốt kèm mẩn đỏ, ngoài ra bé sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc… Nếu tình trạng sốt, mẩn đỏ không thuyên giảm sau khoảng 2 ngày, sốt cao mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ. Trường hợp sốt 38,5 độ thì cho trẻ dùng thuốc hạ sốt đồng thời theo dõi bé.
Một số bệnh lý phổ biến do virus, vi khuẩn gây ra dễ gặp ở trẻ nhỏ bao gồm: Bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sốt phát ban… Hãy liên hệ bác sĩ, mô tả triệu chứng của trẻ để nhận được tư vấn.
Dị ứng, mẩn ngứa, mề đay
Nổi mề đay mẩn ngứa là một trong những bệnh rất phổ biến có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi kể cả trẻ sơ sinh. Thậm chí trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác bởi làn da mỏng manh, nhạy cảm.
Nếu bé nhà bạn tiếp xúc với món ăn lạ, tiếp xúc với động vật hoặc ra ngoài nắng trong thời gian dài… rất có thể bị dị ứng mẩn đỏ. Đây gọi là tình trạng cơ địa dị ứng, bạn chỉ cần theo dõi và không để trẻ có cơ hội tiếp xúc với các dị nguyên đó.
Chú ý thêm, không ít trẻ bị mẩn đỏ sau khi dùng thuốc tân dược, nếu gặp phải hiện tượng này bạn cần liên hệ bác sĩ ngay để thông báo về việc dị ứng thuốc, lần sau khi đi khám bệnh có thể mô tả, kể lại tiền xử này để tránh trường hợp lặp lại bệnh.
Dị ứng kem dưỡng da, hóa mỹ phẩm
Trẻ sơ sinh các mẹ có cho sử dụng kem dưỡng da, dưỡng ẩm hay không? Ngoài kem dưỡng da có sử dụng sữa tắm hay các loại thuốc bôi ngoài da không? nếu sau khi bôi, tình trạng mẩn đỏ, dị ứng bắt đầu vậy hãy loại bỏ sản phẩm này ngay lập tức.
Sử dụng khăn ướt, giấy bỉm
Một trong những điều mà đôi khi chúng ta không để ý đó chính là giấy và bỉm sử dụng cho em bé. Giấy lau đít, giấy ướt có thể có chứa cồn và mùi hương liệu gây kích ứng da bé dẫn đến triệu chứng nổi mẩn đỏ.
Bỉm không hợp, bỉm không rõ nguồn gốc cũng sẽ gây kích ứng và gây hăm, nổi mẩn đỏ ở mông… các phụ huynh hãy tỉnh táo và thông minh khi lựa chọn sản phẩm sử dụng cho con đặc biệt trẻ nhũ nhi.
Ô nhiễm không khí
Môi trường sống bụi bẩn, ô nhiễm cũng là lý do hình thành các loại bệnh ở cả trẻ em và người lớn như các bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp…
Hãy dọn dẹp nơi mình sống, nếu có điều kiện hãy sắm một chiếc máy lọc không khí để trong phòng nhằm ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của con và bản thân.
Bé nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ
Như chúng ta vừa tìm hiểu trên đây là một số nguyên nhân chính hình thành bệnh nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh mọi người cần theo dõi và nắm rõ quá trình tiến triển, trường hợp bệnh kèm theo sốt cao, trẻ lừ đừ mệt mỏi kéo dài, đau bụng, nôn mửa, ngứa ngáy kéo dài… bố mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị nhằm tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Mẹo điều trị bệnh nổi mẩn đỏ ở trẻ
Nếu nguyên nhân khiến bé nổi mẩn đỏ là nguyên nhân thông thường, không do các bệnh lý nguy hiểm như tay chân miệng, thủy đậu…gây ra thì cha mẹ có thể áp dụng theo một số lời khuyên sau đây. Trường hợp bệnh nặng cần có sự theo dõi, lời khuyên, và giám sát từ cán bộ y tế.
- Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thường xuyên. Tắm cho trẻ bằng nước ấm mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn hoặc các dị nguyên có bám trên da trẻ nhằm loại bỏ tình trạng kích ứng da.
- Nếu bé bị sốt nhẹ thì không cần uống thuốc, sốt từ 38,5 độ cần uống hạ sốt. Sau khi hết tác dụng của thuốc cơn sốt quay lại bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra
- Cho bé uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả hoặc nước canh rau
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp với trẻ
- Lựa chọn quần áo với chất liệu mềm mịn, nhẹ nhàng, giặt bằng nước giặt riêng của bé
- Che chắn bảo vệ bé kĩ càng khi ra ngoài trời nắng
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
- Cho trẻ tắm bằng nước lá thảo dược như lá khế, lá tía tô… để trị cơn ngứa, mẩn đỏ
- Nhiều trường hợp trẻ bị sốt cao, sau một vài ngày hết sốt lúc đó cơ thể mới bắt đầu phát ban, nổi mẩn đỏ, tình trạng này bạn không cần lo lắng và không cần điều trị. Chỉ sau 1 ngày nốt mẩn sẽ hết.
- Trường hợp cần dùng thuốc, hãy sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và dùng đúng liều lượng
Trên đây là một vài lời khuyên cũng như thông tin hữu ích về tình trạng bé nổi mẩn đỏ, hy vọng bạn đọc đã có thêm cho mình kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
XEM THÊM
Bằng bài thuốc BÍ TRUYỀN 3 thế kỷ
- Sử dụng thảo dược SẠCH HỮU CƠ
- An toàn tuyệt đối
- Tiết kiệm thời gian sử dụng
- Thăm khám, tư vấn miễn phí
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!