Bà bầu bị nổi mẩn ngứa nguyên nhân do đâu? Điều trị sao cho an toàn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa có lẽ là triệu chứng phổ biến khá nhiều chị em mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách xử lý như thế nào cho hiệu quả? Dám chắc đây là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi với cơ địa nhạy cảm khi đang bầu bì, việc dùng thuốc không đúng hoàn toàn có khả năng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Những thông tin chi tiết về bệnh cũng như cách điều trị sau đây, mời chị em đón đọc.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa nguyên nhân do đâu?
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa

Theo một số thông tin thống kê cho thấy, những chị em đang mang thai bị nổi mề đay mẩn ngứa chiếm khoảng 1%. Những cơn ngứa có thể xuất hiện ở 1 vị trí như bụng, đùi, cẳng tay… hoặc có thể xuất hiện toàn thân. Tuy nhiên vị trí phổ biến nhất bị mẩn ngứa khi mang bầu là khu vực vùng bụng.

Chị em trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì và 3 tháng cuối thai kì dễ bị bệnh hơn so với giai đoạn giữa. Một vài nguyên nhân hình thành bệnh mọi người cần nắm được bao gồm:

Cơ địa dị ứng:

Nhiều người có cơ địa dị ứng, bản thân bị mề đay mẩn ngứa thường xuyên từ trước đến nay kể cả những giai đoạn chưa mang bầu. Vì vậy khi mang thai, việc triệu chứng bệnh tái phát là chuyện dễ hiểu. Với nguyên nhân này bạn cần điều trị từ căn nguyên, gốc rễ mới mong khỏi bệnh. Việc càng để lâu, quá trình chữa càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt các loại thuốc tân dược không có khả năng trị dứt điểm bệnh dị ứng cơ địa đặc biệt với những người bị bẩm sinh, mãn tính. Vì vậy việc dùng thuốc tây trong thời gian dài đặc biệt trong thời gian mang bầu là không phù hợp.

Thay đổi nội tiết tố:

Có thể nói đây là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa. Khi mang thai cơ thể có nhiều sự thay đổi, hormone estrogen thay đổi từ đó gây ra sự kích thích trong cơ thể dẫn đến bản thân bị mẩn ngứa mề đay. Bên cạnh đó việc thay đổi nội tiết tố còn gây ra nhiều triệu chứng khác như da mặt sạm xấu đi, nhiều người ngứa ngáy toàn thân. Tuy nhiên sau khi sinh, hiện tượng này có thể hoàn toàn biến mất.

Dị ứng:

Bản thân tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, nước hoa, khói bụi hoặc bị côn trùng đốt, dính lông động vật… cũng có thể khiến chị em bị nổi mẩn ngứa. Với các nguyên nhân này chúng ta chỉ có cách tránh xa dị nguyên, tránh càng xa càng tốt.

Do phản ứng phụ của thuốc

Trong quá trình mang bầu, tất cả các mẹ đều sẽ dùng thêm nhiều loại thuốc bổ với mong muốn khỏe mẹ khỏe con như canxi, sắt, vitamin tổng hợp, dha… Phần lớn chị em sẽ không có biểu hiện gì khi dùng thuốc, nhưng một số người có thể bị nóng trong từ đó phát qua ra bằng các biểu hiện mẩn ngứa.

Rạn da

Rạn da có thể nói là hiện tượng tất yếu các mẹ bầu đều sẽ trải qua, một số ít người sẽ không bị rạn da. Khu vực rạn thường là da bụng và da đùi. Nguyên nhân là do bào thai càng ngày càng lớn, vùng da bụng sẽ căng dãn hết mức từ đó gây rạn và hình thành tình trạng mẩn ngứa khó chịu.

Bạn có thể tham khảo các loại tinh dầu bôi ngoài da để chống rạn cũng như làm giảm tình trạng rạn da như dầu dừa, sản phẩm tự nhiên an toàn, không phản ứng phụ. Hiện tại mẩn ngứa do rạn da chỉ hết sau khi bạn sinh em bé.

Nguyên nhân khác

Thời tiết thay đổi, cơ thể yếu, gan thận suy yếu… đây cũng là lý do hình thành bệnh mọi người cần nắm được. Mẹ bầu cần đi khám sức khỏe định kì, xét nghiệm máu đúng giai đoạn để có thể biết rõ về tình trạng sức khỏe bản thân.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa mề đay có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia da liễu cho hay, bệnh nổi mề đay mẩn ngứa khi mang thai thông thường không quá nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Trừ 1 số trường hợp sau đây:

  • Mẩn ngứa kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi, stress, việc gãi nhiều khiến vết thương chảy máu, trầy xước, nhiễm trùng … từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như tâm lý của mẹ. Lúc này mẹ bầu cần được điều trị để giảm triệu chứng bệnh bằng các phương pháp an toàn như dùng thuốc nam, tắm lá thảo dược…
  • 1 số ít trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa khi mang thai sẽ gây các bệnh lý nguy hiểm như ứ mật… khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non hoặc trẻ bị thiếu máu sau sinh, xảy thai hoặc bé chậm phát triển…

Vì vậy khi bị mề đay mẩn ngứa khi mang thai trong thời gian dài không thuyên giảm, chị em cần đến bệnh viện tham khảo bác sĩ da liễu để có được lời khuyên chính xác về quá trình điều trị.

Mẹ bầu hãy đi khám sức khỏe định kì để nắm rõ về tình trạng sức khỏe bản thân
Mẹ bầu hãy đi khám sức khỏe định kì để nắm rõ về tình trạng sức khỏe bản thân

Mẹo điều trị triệu chứng nổi mẩn ngứa khi mang thai

Một vài mẹo điều trị triệu chứng nổi mẩn ngứa khi mang thai sau đây, mẹ bầu nên áp dụng để giảm cơn ngứa ngáy khó chịu, giúp bạn thoải mái hơn. Đây đều là những phương pháp an toàn, vì vậy chị em có thể an tâm áp dụng. Tuy nhiên hiệu quả ở mỗi người là không giống nhau.

  1. Xây dựng lối sống lành mạnh

Một thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học sẽ giúp chị em có được sức khỏe tốt, sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới. Một số lời khuyên hữu ích bạn đừng bỏ qua:

  • Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả tuy nhiên nhớ uống sinh tố thay vì nước ép. Sinh tố bao gồm cả phần chất xơ sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày nên ăn nhiều rau, phân chia lượng đạm cho phù hợp để không bị thừa chất quá mức
  • Nên mặc quần áo chất liệu mềm mịn thoáng mát như cotton, lụa…
  • Không sử dụng sản phẩm dưỡng da, sữa tắm nếu bị dị ứng. Nếu có hãy lựa chọn sản phẩm thiên nhiên lành tính an toàn cho mẹ bầu
  • Nói không với các đồ ăn thức uống không tốt cho cả mẹ và thai nhi như rượu bia, cà phê, chất ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ… Tránh xa hải sản, hoặc thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc cơ địa đã từng bị dị ứng.
  1. Điều trị bằng thảo dược tư nhiên

Một số bài thuốc thảo dược tự nhiên an toàn với cả mẹ bầu, mẹ sau sinh thậm chí là trẻ nhỏ mọi người có thể cân nhắc và áp dụng. Các biện pháp này an toàn, lành tính tuy nhiên chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời, có thể với nhiều người sẽ không trị được dứt điểm.

  • Tắm lá thảo dược

Các loại lá tắm thảo dược nổi tiếng chị em không thể bỏ qua khi bị nổi mẩn ngứa mề đay bao gồm:

Lá khế chua: tác dụng trị mề đay rôm xảy bởi theo y học cổ truyền nghiên cứu và công nhận trong thảo dược tự nhiên này có chứa thành phần giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa rõ rệt. Y học hiện đại cũng nghiên cứu và công nhận lá khế có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin C có tác dụng bảo vệ da, điều trị các chứng bệnh ngoài da thông thường như mẩn ngứa.

Lá trầu không: Cả y học hiện đại và cổ truyền đều công nhận trong lá trầu không có một lượng dồi dào chất kháng khuẩn, tiêu viêm… Nhiều sản phẩm từ cao lá trầu không đã được ra đời để giúp điều trị các bệnh ngoài da và nhiều bệnh lý khác.

Lá kinh giới: Tác dụng của lá kinh giới là làm ấm cơ thể, giảm nhanh cơn ngứa mề đay nhờ phần tinh dầu trong thảo dược này.

Mướp đắng: Sản phẩm từ thiên nhiên giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể cực kỳ tốt.

Cách sử dụng: Bạn có thể sử dụng 1 trong các loại thảo dược trên, rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ khoảng 2-3 lít nước, đun sôi trong 5 phút rồi để nguội để tắm hoặc pha thêm nước mát. Tắm nước lá thảo dược hàng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh rất hữu hiệu.

  • Uống trà thảo dược

Nhiều bà bầu được khuyên không được uống trà trong thời gian mang bầu tuy nhiên một số loại trà sau đây lại rất tốt cho phụ nữ có thai, vừa tốt cho tinh thần, vừa giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm cơn ngứa ngáy từ bên trong.

Trà bồ công anh: Giúp lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, đồng thời uống loại trà này tháng cuối thai kì sẽ giúp chị em dễ sinh hơn. Nên uống trà bồ công anh sau bữa ăn, ngày 1 chén vào buổi tối.

Trà hoa cúc: Giúp chị em có làn da đẹp, mềm mịn, giảm ngứa, giảm đau nhức xương khớp đồng thời giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Trà bạc hà: Loại trà này giúp điều trị hiệu quả chứng buồn nôn, đầy hơi ở mẹ bầu.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và mẹo trị tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ngứa. Để đặc trị dứt điểm bệnh này, các chị em có thể tham khảo bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Bài thuốc này được cam kết AN TOÀN cho phụ nữ sau sinh và mang thai. Đã nhiều người điều trị thành công, dứt điểm bệnh. Vì vậy bạn đọc hãy liên hệ để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi mề đay khi mang thai là gì?
Các Cách Chữa Nổi Mề Đay Khi Mang Thai An Toàn Cho Mẹ Và Thai Nhi

Chị em đang trong quá trình mang bầu hoặc sau sinh là những đối tượng cực kỳ nhạy cảm rất dễ mắc phải căn bệnh mề đay mẩn ngứa. Đâu là cách chữa nổi mề...

Nổi Mề Đay Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Mẩn ngứa, nổi mề đay khi mang thai gây ra những cơn ngứa dữ dội khiến mẹ bầu khó chịu, bứt rứt và căng thẳng. Nếu không tìm phương pháp hỗ trợ xử lý kịp...

Thuốc Trị Mề Đay Cho Bà Bầu Hiệu Quả, An Toàn Nhất [XEM NGAY]
Thuốc Trị Mề Đay Cho Bà Bầu An Toàn, Dễ Sử Dụng [XEM NGAY]

Nổi mề đay, mẩn ngứa là tình trạng mà không ít mẹ bầu gặp phải, khiến quá trình mang thai trở nên mệt mỏi và khó khăn gấp bội. Vậy trong các thuốc trị mề...

Nổi Mề Đay Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu: Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Nổi mề đay khi mới mang thai 3 tháng đầu khiến nhiều mẹ bầu vừa mệt mỏi, khó chịu lại lo lắng liệu bệnh có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ hay...